TOP

Trang chủ >>Tin Tức

Người Tổng cục 2 đối mặt B52

Năm 2015, kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Cục tình báo Quốc phòng (Tổng Cục 2) phóng viên Báo Tiền Phong Xuân Ba đã may mắn được Lãnh đạo Tổng Cục và đặc biệt là Cục Chính trị nhiệt tình giúp đỡ tạo điều kiện tìm hiểu đi thực tế để viết về binh chủng đặc biệt này.

 

Nhân kỷ niệm 50 năm chiến công Điện Biên Phủ trên không đánh thắng cuộc tập kích chiến lược B52, TPCN giới thiệu bài viết về chiến công của một đơn vị thuộc Tổng Cục 2 ngày ấy.

Đại đội 2 thuộc Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 75, Cục Nghiên cứu, Bộ Tổng Tham mưu (nay là Trung tâm thám sát kỹ thuật TSKT75, Tổng cục II, Bộ Quốc phòng), tiền thân là Trạm 75A là lực lượng chuyên trách nắm không quân, hải quân Mỹ, có nhiệm vụ tổ chức trinh sát phát hiện, nghiên cứu, khám phá kỹ thuật các hệ thống thông tin liên lạc của không quân, hải quân Mỹ, trực tiếp là nắm hoạt động của lực lượng không quân thuộc Hạm đội 7, tập đoàn không quân số 7 ở Thái Lan, tập đoàn không quân số 13 ở miền Nam và lực lượng không quân chiến lược ở Guam, Utapao, phục vụ công tác ra tin tình báo của Cục Nghiên cứu và Bộ Tổng Tham mưu.

Người Tổng cục 2 đối mặt B52

Lãnh đạo Đảng Nhà nước thăm Tổng Cục 2, Bộ Quốc Phòng

Lực lượng ban đầu thiếu và mỏng. Năm 1965, đơn vị tuyển được 10 sinh viên tốt nghiệp Đại học Ngoại giao (biết tiếng Anh) và gần 20 sinh viên năm thứ ba, thứ tư khoa tiếng Anh Đại học sư phạm Hà Nội. Sau thời gian đào tạo, một bộ phận được phân công nắm tin tức về lục quân và thuỷ quân lục chiến và không quân Mỹ. Đồng thời một số cán bộ, chiến sĩ được cử đi đào tạo cấp tốc tiếng Anh tại Đại học sư phạm Hà Nội. Thời gian học 18 tháng gồm 6 khoá (từ khoá A đến khoá F), tổng số gần 300 người.

Tháng 4 năm 1967, Đại đội 2 được thành lập, do đồng chí Đường Minh Phang làm Đại đội trưởng. biên chế gồm: Ban Chỉ huy đại đội; 3 Trung đội, 1 Đội cơ động; Phân đội mã thám, nghiên cứu tổng hợp, ra tin và Tiểu đội trinh sát. Trung đội 1 thực hiện nhiệm vụ nắm Hải quân (trọng tâm là theo dõi, nắm toàn bộ hoạt động của lực lượng Đặc nhiệm 77 của Hạm đội 7); Trung đội 2 nắm hoạt động của Tập đoàn không quân số 7; Trung đội 3 nắm hoạt động của Tập đoàn không quân số 13 và lực lượng không quân chiến lược ở Guam, Utapao; Đội cơ động chặn thu sóng cực ngắn chi viện cho Bộ Tư lệnh Phòng không-Không quân đánh địch và thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu về máy bay B52 tại địa bàn Quân khu 4; Tiểu đội trinh sát có nhiệm vụ nghiên cứu tìm các đối tượng chặn thu và hỗ trợ các đơn vị trong Đại đội tìm kiếm các đối tượng đang chặn thu đổi tần số hoặc mật danh liên lạc. Hỗ trợ Đại đội nắm địch có Tiểu đoàn định hướng 13, Tiểu đoàn rađa đối hải và bộ phận rađa phòng không.

Trình độ ngoại ngữ, kiến thức về trinh sát kỹ thuật và đối tượng trinh sát của cán bộ, chiến sỹ thời gian đầu cơ bản còn hạn chế. Chỉ có một số ít đồng chí có trình độ đại học, còn lại đa số mới qua lớp đào tạo cấp tốc tiếng Anh 18 tháng và bồi dưỡng sơ đẳng về chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó, điều kiện về trang bị cũng rất thiếu thốn và lạc hậu hơn nhiều so với đối phương. Nhưng cán bộ chiến sỹ đã nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý chí quyết tâm cao, chủ động khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, tích cực học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ ngoại ngữ, khai thác sử dụng trang bị kỹ thuật, kiến thức về đối tượng trinh sát, tìm ra cách đánh phù hợp.

Lực lượng trinh sát kỹ thuật nói chung và Đại đội 2 nói riêng bước vào thực hiện nhiệm vụ nắm không quân, hải quân Mỹ với một sự chuẩn bị công phu, tinh thần tự lực, tự cường và có kế hoạch từ rất sớm, được triển khai theo cách hết sức đặc biệt, riêng có của Việt Nam.

Người Tổng cục 2 đối mặt B52

Tướng Giáp thăm một đơn vị Trinh sát kỹ thuật Cục 2 đêm 20-12-1972

Tiên lượng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “…Mỹ chỉ chịu rút quân khỏi Việt Nam khi bị thua trên bầu trời Hà Nội.

Từ tháng 6/1965, Không quân Mỹ bắt đầu sử dụng máy bay ném bom chiến lược B-52 trên chiến trường miền Nam, chủ trương phải nghiên cứu cách đánh B-52 đã được đưa ra. Trạm 75A (đơn vị tiền thân của Đại đội 2) bắt đầu lần tìm, dò nắm quy luật hoạt động của không quân Mỹ. Yêu cầu ngặt nghèo được đặt ra là cần phải nắm và báo tin trước về các trận đánh của địch với các yếu tố: thời gian nào đánh, lực lượng là bao nhiêu, chủng loại gì, địa điểm đánh ở đâu, hướng nào? Vv…

Cũng cần nói thêm, thời điểm này phía Trung Quốc đã có một số tin báo cho ta nhưng lại không hướng dẫn cụ thể như cách làm thế nào để có tin. Chỉ nói chung chung là “phải phán đoán bằng ký hiệu (dấu hiệu) tình báo”.

Vậy nên ta đành phải mò mẫm phương pháp ra tin dựa trên dấu hiệu t ì nh b á o .

Ngày 17/12/1966, trong các bức điện đơn vị thu nhận được có một bức chỉ vỏn vẹn một từ “Thunderstorm”. Thunderstorm ? Tạm dịch là B ã o c ó sấm.

Qua nghiên cứu kỹ lưỡng điện văn, trao đổi, hội chẩn, kết hợp với quan sát thời tiết hôm đó thuận lợi cho hoạt động của không quân. 9 giờ, đơn vị báo tin lên cấp trên: “Có thể chiều nay không quân Mỹ từ Thái Lan vào đánh miền Bắc”.

Đúng 13 giờ cùng ngày, 40 máy bay F105 của không quân Mỹ từ Thái Lan đánh phá Hà Nội; kết quả đơn vị đã báo cáo thời gian máy bay địch đánh phá trước 4 giờ! Những ngày sau, khi từ này xuất hiện, đơn vị đều kịp thời báo cáo sớm lên trên và kết quả đều đúng như tin báo. Đây là những tin tức ban đầu rất quan trọng khẳng định ý nghĩa và vai trò của việc ra tin dựa trên dấu hiệu tình báo, là cơ sở để đơn vị xây dựng được cách đánh độc đáo của lực lượng trinh sát kỹ thuật sau này.

Từ thời điểm đó đến các năm 1969, 1970, 1971 là thời gian các cán bộ chiến sĩ Đại đội 2 căng mình tập luyện nghiên cứu quyết liệt với yêu cầu làm thế nào để c ó được tin tức về hoạt động của m á y bay B-52 và F111 kịp thời và đầy đủ nhất?

Câu hỏi đó luôn được đưa ra tại nhiều phiên họp, cả của tổ chức Đảng, chính quyền và đoàn thể; được quán triệt sâu sắc từ trên xuống dưới. Không quản ngại gian khó, cả đơn vị tập trung vào nghiên cứu, dấy lên phong trào thi đua đặc biệt, tạo niềm đam mê, sức cuốn hút kỳ lạ. Bằng nhiều cách khác nhau, đơn vị dần có những thông tin về B-52; mới đầu dấu hiệu ít, tin tức rời rạc, lẻ tẻ; càng về sau kinh nghiệm nhiều hơn, đơn vị đã nắm tương đối đầy đủ và ngày càng chính xác tin tức về hoạt động của máy bay B52 và F111.

Người Tổng cục 2 đối mặt B52

Tin tình báo của Cục 2 trên tấm bảng tại Tổng hành dinh Ban tác chiến Bộ TTM ngày 18-12-1972

Kết quả đã không phụ công sức mồ hôi xương máu. Đơn vị đã thường xuyên nắm chắc về số lượng máy bay B52 và thông báo trước từ nửa giờ tới hàng giờ, có khi trước vài giờ về các đợt đánh phá của máy bay B52 trên chiến trường miền Nam, giúp nhân dân và các lực lượng vũ trang kịp thời sơ tán lực lượng, có biện pháp phòng tránh hiệu quả, tránh thương vong, tổn thất cho đồng bào, chiến sĩ của ta, được cấp trên biểu dương, khen ngợi và đánh giá tốt.

Đầu năm 1972 đơn vị đã xác định được hành trình của B52 từ lúc cất cánh đến khi thực hiện đánh phá xong trở về căn cứ; nắm chắc kế hoạch di chuyển của quan chức cấp cao 3 tập đoàn không quân Mỹ (số 7, số 8 và số 13) từ các căn cứ ở Thái Lan, Philippine và Nam Việt Nam.

Từ giữa năm 1972, các báo cáo tin tức của đơn vị về hoạt động của không quân Mỹ được tiêu chuẩn hóa với độ tin cậy ngày càng cao. Đơn vị đã nắm và thông báo trước nhiều giờ những trận đánh quan trọng của không quân Mỹ (có trận đã thông báo máy bay B52 Mỹ tấn công trước 24 giờ); nắm chắc các hàng không mẫu hạm, các tàu sân bay, sở chỉ huy các máy bay xuất kích đánh phá miền Bắc thông qua việc nắm các khu trục hạm dẫn đường.

Ngày 13 tháng 12 năm 1972 khi biết chắc sẽ tái đắc cử Tổng thống, Ních-xơn tuyên bố: “Hành động duy nhất để đạt được mục đích là đẩy mạnh ném bom, buộc miền Bắc Việt Nam phải chấp nhận giải pháp do Mỹ đưa ra”.

Ngày 14 tháng 12 năm 1972, sau khi hội kiến với Ních-xơn, Ngoại trưởng Mỹ Kitsinggiơ gửi tối hậu thư cho Chính phủ ta đe dọa: “Nếu sau 72 giờ Bắc Việt không quay lại Pa-ri tiếp tục đàm phán, Bắc Việt sẽ phải gánh chịu hậu quả nghiêm trọng”. Cùng ngày, Tổng thống Mỹ ra lệnh cho Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân lập kế hoạch sử dụng máy bay B52 đánh phá Hà Nội mang tên Chiến dịch Lai-nơ-bêch-cơ II.

Ngày 17 tháng 12 năm 1972, đơn vị báo cáo: “Bộ Tư lệnh Thái B ì nh Dương điện cho Bộ Tư lệnh Không quân Mỹ đ ì nh chỉ đi phép của tất cả các phi công, tất cả các phi công ở lại căn cứ chờ lệnh” . 8 giờ ngày 18 tháng 12, đơn vị tiếp tục báo cáo: “Trong hai ngày 16 và 17 tháng 12, Mỹ không chủ trương sử dụng lực lượng không quân, chỉ có vài tốp máy bay lẻn vào đánh phá”.

Rồi tiếp tin về việc Mỹ điều 5 tàu sân bay và hàng chục tuần dương hạm, khu trục hạm di chuyển vào vùng biển nước ta, hoạt động tại khu vực trên vĩ tuyến 17 ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ…Trên cơ sở đó ta nhận định: đây là động thái báo hiệu Mỹ đang chuẩn bị cho một trận đánh lớn!

Từ nguồn tin đó, đồng chí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ thị cho toàn quân sẵn sàng chiến đấu.

Hà Nội đã ra lệnh sơ tán toàn bộ nhân dân ra khỏi nội thành, chỉ còn lại bộ đội phòng không, tên lửa và lực lượng dân quân tự vệ; tất cả các loại xe ô tô đều được trưng dụng chuẩn bị phục vụ chiến đấu.

11giờ55 phút ngày 18 tháng 12 năm 1972, đơn vị báo cáo lên trên: ‘‘ 18giờ30 phút đến 19giờ tối nay, khoảng 50 lần chiếc B52 và 100 lần chiếc máy bay chiến thuật vào đánh Hà Nội’’ .

Đến 12 giờ ngày 18 tháng 12 năm 1972, Bộ Tư lệnh Phòng không-Không quân họp Đảng uỷ bất thường ngay sau khi nhận được tin báo của Cục Nghiên cứu và đã ra lệnh báo động toàn quân chủng chuyển vào cấp một.

15h30 phút ngày 18 tháng 12 năm 1972, đơn vị báo cáo: ‘‘ B52 đ ã cất c á nh, dự kiến sẽ đánh vào miền Bắc, các máy bay chỉ huy và chỉ huy cấp cứu làm nhiệm vụ trực chiến vào chiều và tối lần lượt đến vị trí quy định. Máy bay tiếp dầu KC135 từ căn cứ Clark đ ã cất c á nh’’ .

Đúng 19giờ45, các đợt đánh phá của không quân Mỹ vào thành phố Hà Nội bắt đầu đúng như tin báo của đơn vị.

Tổ quốc đã không bị bất ngờ!

CBCS Đại đội 2 đã đạt hiệu quả rất cao về công tác nắm địch. Về thời gian, các đợt đánh phá của không quân Mỹ đều được đơn vị báo cáo sớm.

Cụ thể, ngắn nhất là trước là 7 giờ. Dài nhất là trước 9 giờ; về số lượng máy bay B52, F111 tham gia và địa điểm đánh phá đều chính xác, kịp thời phục vụ cho trên chỉ huy tác chiến và chiến đấu thắng lợi, góp phần quan trọng vào chiến thắng vang dội của quân và dân ta trong chiến dịch phòng không 12 ngày đêm năm 1972.

 

Nguồn soha.vn

Người Tổng cục 2 đối mặt B52 - Tin Tức