TOP

Trang chủ >>Giải Trí

Chất liệu văn hóa miền Tây trên phim điện ảnh

Sau khi tiết lộ về biến chủng Zombie mới, ê-kíp khiến nhiều khán giả đặt câu hỏi về chất liệu văn hóa miền Tây sẽ được sử dụng trong phim "Bến phà xác sống". Nhất là khi, họ từng mạo hiểm đưa cải lương vào phim và đã tạo nhiều dấu ấn đặc biệt.

Chất liệu văn hóa miền Tây trên phim điện ảnh

“Bến phà xác sống” gây chú ý khi chọn bối cảnh là một bến phà thuộc miền Tây.

Sau khi xác nhận về việc góp mặt tại phòng vé dịp lễ 2-9,“Bến phà xác sống”nhanh chóng ra mắt trailer và poster chính thức. Ngay khi công bố, phim gây chú ý với công chúng vì sử dụng chất liệu văn hóa miền Tây trong từng câu thoại.

Để giải đáp các thắc mắc này, ê-kíp “Bến phà xác sống” úp mở khi gợi lại phân cảnh bà Vàng (NS Thanh Hằng) cất cao câu cải lương về tình mẹ để thu hút sự chú ý của xác sống, lấy thân mình làm vật hy sinh để mở đường máu cho Kiệt (Trần Phong) và nhóm người của Công (Huỳnh Đông) an toàn chạy đến chuyến phà cuối.

Chất liệu văn hóa miền Tây trên phim điện ảnh

Bên cạnh mở ra nhiều tình tiết thú vị, bộ phim khiến khán giả tò mò vềchất liệu văn hóa miền Tây sẽ được sử dụng trong phim.

Rất nhiều khán giả từng cho rằng đây là tình tiết thú vị và bất ngờ khi một bộ phim về đề tài xác sống lại đưa vào yếu tố văn hóa miền Tây Nam Bộ. Theo đó, nghệ thuật cải lương có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam và được hình thành từ sự kết hợp của nhiều yếu tố văn hóa và âm nhạc truyền thống của dân tộc. Chính điều này khiến cho bộ phim mang chủ đề thảm họa lại gần gũi với khán giả hơn bao giờ.

“Có nhiều người nói rằng việc đưa vào một bộ phim Zombie đoạn hát cải lương là sự mạo hiểm và không thích hợp. Thật ra, chúng ta đã suy nghĩ rất nhiều về điều này cũng đã bàn bạc rất nhiều, tuy nhiên, dù là đề tài đi chăng nữa đây vẫn là một bộ phim Việt Nam và chúng tôi hy vọng bằng một ngôn ngữ nào đó có thể đưa vào các yếu tố văn hóa gần gũi, liên quan mật thiết đến nơi mà câu chuyện ra đời. Và tôi nghĩ, cải lương thực sự là một điểm nhấn thú vị” - đạo diễn Nguyễn Thành Nam bày tỏ.

Riêng nghệ sĩ Thanh Hằng cho biết, bản thân cảm thấy rất hạnh phúc và cảm động khi có thể thực hiện phân cảnh này. Vì bên trong hoàn cảnh sinh tử đó, khoảnh khắc tiếng ru của mẹ được cất lên vừa bao hàm sự hy sinh, vỗ về lại bật rõ được tấm lòng bao la của người mẹ.

Trong khi đó, nghệ sĩ Tấn Thi trong vai ông Tám chia sẻ: “Dù là diễn nhiều năm, nhưng khi được tham gia phân cảnh đó, chứng kiến hình ảnh một bà mẹ già chọn hy sinh cho con trai và con dâu của mình được sống, tiếng hát cải lương ngọt ngào của Thanh Hằng giữa tiếng khóc chào đời của một sinh linh mới, tôi đã không khỏi rưng rưng, sống mũi lúc đó tự nhiên cày xè luôn. Không chỉ tôi mà ai có mặt cũng phải sụt sùi. Hình ảnh đẹp vô cùng. Văn hóa cải lương đẹp vô cùng”.

Chất liệu văn hóa miền Tây trên phim điện ảnh

Một cảnh trong phim “Bến phà xác sống”.

Mặt khác, ngoài đoạn hát ru ngọt ngào, số phận của nhân vật bà Vàng cũng để lại nhiều dấu hỏi trong lòng người xem. Liệu câu chuyện về bà đã khép lại tại lò gạch? Hay bà sẽ đi về đâu khi biến hóa thành xác sống? “Bến phà xác sống” sẽ mang đến một cuộc hội ngộ giữa bà Vàng và con trai của mình?

“Dù chưa thể tiết lộ gì nhiều nhưng tôi tin “Bến phà xác sống” vẫn sẽ để lại một ấn tượng nào đó về nhân vật này cũng là một cái kết đẹp cho bà Vàng” - đạo diễn Nguyễn Thành Nam thẳng thắn.

“Bến phà xác sống” xoay quanh cuộc chạy trốn của nhóm người của Công (Huỳnh Đông) khỏi sự bùng phát của dịch bệnh và cố gắng chạy đến chuyến phà cuối cùng ở vùng hạ lưu sông Mekong. Thế nhưng, trong quá trình chạy trốn, họ một lần thất lạc khi xuất hiện sự biến chất và phá bĩnh của Diễm (Ốc Thanh Vân) khiến nhóm người buộc phải tách ra. Và cuộc tấn công của Zombie đổ bộ cù lao, đối mặt giữa sống và chết, các nhân vật nhận ra không phải dịch bệnh, chính sự tồn tại của tính ích kỷ và oán hận mới là thứ đẩy họ vào những thử thách sống còn.

Chủ đề: bộ phim điện ảnh zombie Bến phà xác sống chất liệu văn hóa miền Tây

Nguồn daidoanket.vn

Chất liệu văn hóa miền Tây trên phim điện ảnh - Giải Trí